Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Lợi dụng các chính sách bán vé máy bay để lừa đảo

Bằng các phương tiện truyền thông báo đài, các hãng hàng không trong nước đã liên tục cảnh báo về tình trạng bán vé máy bay giả nhưng không ít hành khách, trong đó có nhiều người ở nước ngoài có lòng tham trước vé máy bay giá rẻ, nên đã móc tiền túi ra để mua phải vé máy bay giá rẻ để rồi “tiền mất tật mang vào người”. 

Lợi dụng các chính sách bán vé máy bay để lừa đảo

Về cách thức lừa đảo để bán vé máy bay giả, mọi người nên biết rằng kẻ xấu có thể lợi dụng các chính sách bán vé của từng hãng khác nhau để lừa đảo

Cụ thể, với  hãng Vietnam Airlines thì kẻ xấu lợi dụng chính sách hoàn vé, huỷ vé máy bay ( khách hàng không đi có thể hoàn vé máy bay với chi phí chỉ có 600.000 đồng), nên kẻ xấu đã rao bán vé máy bay với giá rẻ hơn giá mà hãng đưa ra để đánh vào tâm lý khách hàng. Đối tượng lừa đảo vẫn đặt vé cho khách hàng theo đúng hành trình mà khách hàng đưa ra và thanh toán như bình thường.




Khi khách hàng nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, các đối tượng này sẽ gửi yêu cầu tới Vietnam Airlines để xin hoàn vé. Việc hoàn vé sẽ được chấp thuận ngay nếu như người yêu cầu hoàn vé chính là người đặt vé. Khách hàng không nhận được thông tin nào là vé máy bay của mình đã được hoàn vé. Chỉ khi đến sân bay làm thủ tục mới biết vé máy bay không còn hiệu lực.

Với các hãng hàng không Vietjet Air và Jetstar Pacific, các đối tượng lừa đảo có thể lợi dụng chính sách đổi tên người bay. Trong trường hợp này, vé vẫn là vé thật. Tuy nhiên, sau khi bán cho khách, đối tượng lừa đảo tiếp tục rao bán lại.

Khi có khách mua, chúng sẽ gửi yêu cầu lên hãng đổi tên với mức phí đổi tên trên vé máy bay là 275.000 đồng cho chặng bay nội địa, điều kiện là thực hiện trước 3 giờ so với giờ khởi hành. Cứ thế, với 1 chiếc vé, đối tượng có thể bán cho cả chục người.

Để phòng tránh mua vé máy bay giả, đại diện các Hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific đều cho rằng, khách hàng nên mua vé của các đại lý chính thức, có danh sách trên website của mỗi hãng. Nếu mua vé ở các điểm bán không phải đại lý chính thức, nên xem kỹ thông tin trên vé và kiểm tra code vé bằng cách gọi trực tiếp lên hãng hàng không.

Cùng với đó, khách hàng cần lấy phiếu thu, hóa đơn khi mua vé. Phiếu thu này được xem như một chứng từ nên nếu xảy ra trục trặc, khách hàng có thể dùng giấy tờ này để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đặc biệt, khách hàng cần cảnh giác với những lời chào mời mua vé giá rẻ trên mạng, tự đặt vé cho chính mình và không nên tham vé máy bay có giá quá rẻ so với thị trường hiện tại. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay có giá quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé và phải kiểm tra lại vì có thể đó là một trò lừa đảo.






Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh và phủ sóng rộng như hiện nay việc hành khách tự trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về đặt vé máy bay qua mạng nhằm không trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo là điều cần thiết. Nhất là khi, các hãng hàng không nội địa đều cho đặt vé, xuất vé, check in trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng.

1 nhận xét:

Bài đăng phổ biến