“Tút… tút”, số tiền trong tài khoản… thanh toán lương T4… Đọc SMS xong, tôi liền gọi ngay cho kuDua thông báo ngắn gọn: “Đi thôi kuDua ơi!”.
Và thế là chuyến đi khám phá vùng đất Đồng Nai Thượng vào dịp nghỉ lễ 30/4 của nhóm WindPro chính thức bắt đầu sau những ngày mệt mỏi với công việc không mấy suôn sẽ cùng nỗi lo âu không có lương để vi vu đây đó cùng bạn bè.
Với một ít thông tin về vùng đất Đồng Nai Thượng thu thập qua internet, cả nhóm quyết định chọn địa điểm này để khám phá vì đường đi khá khó khăn và cũng để tâp dợt, khởi động trước cho chuyến chinh phục cổng trời Đưng K’Nớ qua tỉnh lộ 722, cung đường được giới vi vu gán cho biệt hiệu là cung đường tử thần vì những đoạn lầy lội rất khó đi.
Chuyến đi này gồm có sáu thành viên tham gia tôi, KuDua, Hà, bé Vi (em gái của tôi), Alex và Thảo. Tuy nhiên, do Tâm và Thảo bận việc nên chúng tôi chia làm hai nhóm khởi hành trước và sau một ngày, và điểm tập kết của cả hai nhóm là Bàu Sấu – nằm trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
Mặc dù, không khởi hành đồng thời cùng nhau nhưng bốn thành viên đi truớc vẫn quyết tâm khám phá vùng đất Đồng Nai Thượng – vùng đất nằm lọt thỏm trong vườn quốc gia Cát Tiên nhưng ở tận hướng Bắc.
< Đường Cổng Xanh với mặt đường trán nhựa, không khí mát mẻ với hai bên đường là những rẫy cao su rộng lớn.
Vẫn như những chuyến đi trước, cả tôi và KuDua đều háo hức không tài nào ngủ được vì thế cả hai thức trắng đêm để lên trình Sài Gòn – Đồng Nai Thượng thật kỹ, với ưu tiên chọn lựa những cung đường mới đi vào các tỉnh lộ mà nhóm chưa từng biết và chỉ biết được bằng một công cụ duy nhất, đó là google map. KuDua phụ trách tìm đường đi từ Sài Gòn đến Đồng Xoài, tôi – KuTung- phụ trách đoạn đường từ Đồng Xoài lên Đồng Nai Thượng.
Thú vị tìm đường đến Đồng Nai Thượng
6 giờ30 sáng, chúng tôi tập trung tại nhà KuDua , thưởng thức món Bún bò A6. Quán bún bò Huế chính gốc và nổi tiếng nhất khu vực Thanh Đa, nếu có dịp ghé ăn ăn quán này thì đảm bảo bạn sẽ còn muốn quay trở lại thưởng thức nhiều lần nữa.
< Đoạn đường qua thôn Cổng Xanh vẫn còn là đường đất đỏ và có cả một vùng trũng khá lớn.
Và đúng 7 giờ, cả nhóm – bốn thành – viên xuất phát đi Đồng Nai Thượng với hoa tiêu là KuDua. Con đường đi đến Đồng Xoài (Bình Phước) được KuDua tìm kiếm khá kỹ. Cả nhóm không đi theo đường quốc lộ mà đi theo những con đường tỉnh lộ khá vắng vẻ và thoáng đãng (khác hẳn sự náo nhiệt, ồn ào, chật chội ở Sài Gòn). Thỉnh thoảng, nhóm đi qua nhũng đoạn đuờng bụi mịt mù do đang trong giai đoạn thi công. Cũng lấm lem bụi đường nhưng bụi đường trên đường chinh phục những cung đường mới xen lẫn những cảm xúc vui đến lạ khác hẳn với việc bị lấm lem bụi khói do xe cộ trong thành phố. Không biết các bạn trong nhóm có cùng cảm xúc này với tôi không nữa?
Ấn tượng nhất là đường tỉnh lộ Cổng Xanh với mặt đường được tráng nhựa, rộng, dễ đi, ít xe cộ qua lại và rợp mát bóng cây cao su. Đi đến cuối đường tỉnh lộ Cổng Xanh, nhóm chúng tôi tiến vào thôn Cổng Xanh để khám phá những điều thú vị ở đây. Gọi là thôn Cổng Xanh vì thôn nằm trong rừng cao su rộng lớn, đoạn đường đi qua thôn cũng khá ngắn, đoạn đường này có thể xem là đoạn đường tắt đi ra QL14 để đi Đồng Xoài (Bình Phước) thay vì phải đi một vòng cung khá lớn ngoài QL14.
< Quang cảnh dưới chân cầu 38, nước đã cạn trơ đáy, cỏ mọc dày cả khoảng đất rộng lớn và chỉ còn đúng một dòng nước nhỏ chẳng khác nào dòng kênh giữa nội thành.
Đường đi trong thôn Cổng Xanh vẫn còn là đường đất đỏ, nhóm chúng tôi đi vào mùa khô nên cũng khá dễ đi. Tuy nhiên, quần áo của cả nhóm được phủ một màu đặc trưng của vùng đất đỏ bazan khu vực miền Đông nam bộ. Trên đường đi này chúng tôi gặp một miệng hố khá lớn, tuy đang là mùa khô nhưng trong hố vẫn còn xâm xấp nước, nếu vào mùa mưa thì tôi tin chắc nó sẽ biến thành một ao nước lớn nuốt gọn một “con ngựa sắt”.
< Nhà của dân tộc Tày.
Tầm 10 giờ, nhóm chúng tôi đặt chân đến địa phận tỉnh Bình Phước. Chúng tôi ghé vào đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ để tham quan và tưởng niệm những vị anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của đất nước, đồng thời tranh thủ “pose” vài tấm hình và cho “ngựa sắt” nghỉ dưỡng sức sau quãng đường đi khá dài.
Quãng đường phía trước vẫn còn xa, không thể dừng chân lâu ở một địa điểm vì thế chúng tôi lại tiếp tục hành trình chinh phục Đồng Nai Thượng. Từ đài tượng niệm đến thị xã Đồng Xoài cũng không xa lắm, trong lộ trình chuyến đi của chúng tôi không có kế hoạch dừng chân khám phá thị xã này, vì vậy, khi đến thị xã Đồng Xoài thì nhiệm vụ hoa tiêu được chuyển giao từ KuDua qua cho tôi.
Từ Đồng Xoài, cả nhóm tiếp tục lên Đồng Nai Thượng bằng QL14. Theo dự tính, cả nhóm sẽ chạy thẳng đến Đức Phong để tham quan sân bay quân sự Thiên Hương cùng hồ thủy lôi. Tuy nhiên, kế hoặch bị hủy vì đoạn đường hơn mấy chục cây số trên QL14 đang trong giai đoạn tráng nhựa. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục thẳng tiến tới Đồng Nai Thượng.
< kuDua nhanh chóng làm quen và pose cùng hai bạn dân tộc Tày tại thôn 6.
Theo chỉ dẫn của bác xe ôm, thì chạy thêm 12km nữa sẽ đến Đồng Nai Thượng nhưng đấy là xã Đồng Nai Thượng thuộc tỉnh Bình Phước, không phải đích đến của chúng tôi. Haizz, lại tiếp tục hỏi đường thôi. Lần này tôi hỏi đường đến Cát Tiên (Lâm Đồng) thì được bác xe ôm chỉ quẹo phải vô con đường tỉnh lộ và rồi cứ chạy thẳng đến ngã tư Thống Nhất sau đó tiếp tục quẹo phải. Thật là thú vị khi Search trên Google Map thì con đường bác xe ôm chỉ chính là đường tỉnh lộ TL312, một trong ba con đường mà tôi đã dự định sẽ đi từ Đồng Xoài lên Đồng Nai Thượng.
< Thác Đứng.
Dù khá mệt mỏi sau hơn nửa ngày đi đường, nhưng cả nhóm cũng rất thích thú khi đi trên cung đường tỉnh lộ TL312 này. Suốt đoạn đường đi, cả nhóm đi qua rất nhiều khu làng dân tộc sinh sống mà theo người dân ở đây thì dân tộc Tày trập trung nhiều ở thôn 5 và 7, còn ở thôn 6 là nơi ở của dân tộc S’Tiêng sinh sống. Khi đi ngang làng dân tộc Tày, kuDua cũng tí tửng nhảy vào pose vài bức ảnh kỷ niệm và khua tay múa miệng với những người dân ở đây.
< Quang cảnh Thác Đứng.
Tiếp tục thẳng tiến đến Đồng Nai Thượng, tôi và kuDua phát hiện bảng chỉ dẫn vào Thác Đứng với đoạn đường đi 2km, vậy là cả nhóm quyết định vào Thác Đứng để nghỉ chân. Thác Đứng thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Mà chính xác là nằm ở giữa thôn 5 và 6 của xã Đoàn Kết. Thác Đứng cao khoảng 4-6m, rộng chừng 10m. Dưới chân thác là dòng DakQuotte với nhiều hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau và trải dài như vô tận. Hai bên bờ là những thảm cỏ và những cây cổ thụ còn sót lại.
Trải qua những phút nghỉ ngơi, thư giãn bên dòng nước mát lạnh của Thác Đứng, cả nhóm tiếp tục cuộc hành trình đến Đồng Nai Thượng.
Chúng tôi đi men theo con đường băng qua các rẫy điều bát ngát để đến ngã tư Thống Nhất và sau đó quẹo phải qua con đường Sao Boong – Đăng Hà và tiếp tục men theo con đường đi qua các đồi điều, có những đồi gần như là đồi trọc, chỉ lác đác vài cây thưa thớt vì đang vào giai đoạn trồng mới, rồi tiếp tục băng qua những cánh đồng lúa xanh mượt.
Đúng 5 giờ chiều, cả nhóm đặt chân đến Gia Viễn, tấp vào quán café nghỉ chân và tiếp tục hỏi đường lên Đồng Nai Thượng. Tin vui cũng đến khi người dân ở đây cho biết là đoạn đường lên đó chỉ còn khoảng 20km nhưng rất khó đi. Thế nhưng, niềm vui chưa dứt thì “ông trời” lại trút trận mưa rào, dù không lớn nhưng cũng đủ khiến cho đoạn đường đất đỏ dẫn lên đến Đồng Nai Thượng thêm muôn phần khó khăn.
Trong tích tắc cuộc thảo luận giữa tôi và KuDUA nhanh chóng thống nhất là không thể tiếp tục lên Đồng Nai Thượng với con đường trơn trượt, lầy lội như thế này và bên ngoài mặt trời cũng đang xuống dần, cả nhóm phải quay ngược trở lại hơn 7 km tìm chỗ nghỉ chân. Lúc này cũng đã gần 7h tối, đường đi tối mịt mù, tầm nhìn hạn chế, vừa chạy xe vừa né ổ gà, ổ voi các loại. Chạy hoài chạy mãi sao không thấy khách sạn, nhà trọ đâu cả, có lúc chúng tôi đã nghĩ tới phương án tấp vào bãi đất trống hay nhà hoang để nghỉ qua đêm.
Thật may là chuyện đó đã không xảy ra, chúng tôi mừng rỡ khi thấy được bảng đèn hiệu của một nhà nghỉ mà nhìn bên ngoài có thể nói là “có còn hơn không bãi đất trống hay ngôi nhà hoang” chẳng những vậy mà còn có cả dịch vụ Karaoke. Cả nhóm định tổ chức “live show” cho KuDua phục vụ đồng bào vùng cao nhưng chi phí muốn té ngửa với mức giá 100.000 đồng/1giờ nên đành hủy ý định trong tiếc nuối.
Cả đám quay vô nhận phòng, sau đó làm vài gói mì rồi đi ngủ. Bỗng nhiên “bùm bùm chat, chat chat bùm bùm”, sau một lúc ngỡ ngàng cả đám mới nhận ra là đã lọt vào ngay động quỷ. Nhà nghỉ kiêm đủ thứ, karaoke, bar, sàn nhảy… KuDua ấm ức nhất là khi nghe bài hát ruột Giấc mơ Chapi của mình được ca sĩ vùng miệt núi hát mix lại thành thể loại cải lương… mãi đâu tới 1-2h sáng chúng tôi mới có được một giấc ngủ êm ái.
Khám phá Đồng Nai Thượng
< Đường đất đỏ đang trong giai đoạn thi công với mặt đường ngổn ngang đá sỏi.
.
Đúng 7h, chúng tôi tranh thủ quay trở lại Gia Viễn thưởng thức ly café đậm đặc, mua bánh kẹo cùng thức ăn và tiếp tục hành trình đến Đồng Nai Thượng.
Dù biết trước đường đi Đồng Nai Thượng rất khó đi, xe phải thật sự tốt thì mới đi được nhưng khi chính mình phải vượt qua đoạn đường gian nan này thì mới biết là đường đi khó khăn như thế nào.
Chặng đường từ Gia Viễn đến Đồng Nai Thượng độ khoảng 70 km, chúng tôi chia làm hai chặng, chặng đầu khoảng 50km, và trong chặng này chỉ mới có một nửa đoạn đường đã được tráng nhựa, nửa đoạn đường còn lại vẫn còn là đường đất đỏ với hằng hà sa số những ổ gà, ổ voi hay nói cách khác là ổ “khủng long” theo đúng nghĩa đen.
Và chặng thứ hai khoảng 20km là đường đồi núi gập ghềnh, đèo dốc uốn lượn quanh những thung lũng xanh ngát, cảm xúc ngất ngây, tâm trạng vui sướng khi được hòa mình với nắng gió, với cảnh vật xung quanh, với những nơi mà chúng tôi đã đi qua, tuy nhiên vẫn có lúc chúng tôi mệt nhoài với những đoạn đường đau khổ bởi thời tiết thất thường nhưng trong lòng vẫn phấn chấn và hào hứng tiếp tục đối mặt với những con đường gian nan còn đang ở phía trước.
< Hai em bé đang đèo nhau trên chiếc xe đạp trước sân trường tiểu học Đồng Nai Thượng.
.
Sau gần 2 tiếng cho đoạn đường chỉ có 20km, nhóm chúng tôi cũng đặt chân đến Đồng Nai Thượng trong niềm hân hoan, vui sướng.
Đồng Nai Thượng là một xã vùng sâu – vùng xa thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có địa hình hiểm trở được bao bọc bởi vùng đồi núi thuộc rừng Bắc Cát Tiên có phía Nam tiếp giáp với Tỉnh Đồng Nai, phía Tây nam tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây Bắc tiếp giáp với Đắk Nông, nơi đây là vùng rừng cấm, chỉ có đồng bào Châu Mạ nói tiếng K’Ho đã sinh sống hàng bao đời nay. Đời sống của người dân ở đây vẫn còn nghèo và lạc hậu lắm.
< Ngôi nhà lá đơn sơ của người dân tộc sinh sống tại Đồng Nai Thượng.
Chúng tôi dừng chân trước cổng trường Tiểu học Đồng Nai Thượng, một ngôi trường nhỏ bé, cũ kỹ, với khung cảnh thật ảm đảm, các em bé nhỏ trong những bộ đồ lấm lem nhìn thấy thật đau lòng. Chúng tôi chỉ có ít kẹo bánh làm quà cho các em nhỏ và chụp hình kỷ niệm với các em. Hy vọng một tương lai không xa các em sẽ có được những ngôi trường khang trang như ở các thành phố lớn, cuộc sống đầy đủ hơn và cũng hy vọng không có cảnh chạy trường chạy lớp như ở thành phố.
Chia tay các em, chúng tôi lại tiếp tục chuyến hành trình khám phá khu vực Đồng Nai Thượng trên con đường đất đỏ, quanh co đầy đá lởm chởm vì thế những tay xế phải tập trung cao độ. Tuy nhiên, tôi vẫn có đủ thời gian để quan sát, ngắm nhìn, ngưỡng mộ hình ảnh những người mẹ trẻ địu con trên lưng, những đứa trẻ nô đùa vui vẻ (chứ không chúi đầu vào chơi game online, offline hay chạy show học thêm như trẻ em thành phố) chở nhau trên những chiếc xe cũ kỹ. Những người đàn ông ở vùng này cưỡi xe máy giống như những chiến binh dũng mãnh cưỡi chiến mã băng trên đường đầy đất đá mà như băng qua thảm cỏ êm ái khiến tôi và KuDua ngã mũ bảo hiểm nghiêng mình khâm phục.
< Phải cúi người thật sát vào tay lái thì mới mong qua được khúc này.
Chúng tôi đi tiếp tục đi vào thôn Bù Gia Rá và dừng lại trước nhà thờ Đồng Nai Thượng để cả nhóm nghỉ ngơi và lót dạ bằng ổ bánh mì nhăn nhúm, mua ở chợ Gia Viễn lúc sáng. Ở đây, nhóm chúng tôi gặp và làm quen với bác Doa. Theo thông tin tôi được biết bác Doa tên đầy đủ là Điểu Ngọc Doa, phó bí thư xã và từng là chiến sĩ kháng chiến. Càng thú vị hơn khi chúng tôi được bác Doa dẫn đến một cái thác nhỏ, nằm sâu hút trong rừng điểu.
Đường vào thác mà bác Doa dẫn chúng tôi đi cũng chẳng dễ đi chút nào. Băng qua cánh rừng điều có rất nhiều trái đã chín vàng rụng rơi khắp nơi trên mặt đất như những bông hoa trên thảm cỏ xanh tạo thành một bức tranh thiên nhiên sống động đẹp mắt. Qua khỏi vườn điều là đi vào rừng nguyên sinh chúng tôi phải cúi người thật thấp xuống mới chạy xe vào được. Đường đi hẹp, cây cối um tùm, rồi thì cây dây leo lẫn những cây bị gãy đổ vắt ngang cả đường đi. KuDua tỏ ra rất thích thú khi cúi rạp nguời trên yên xe để chạy trên đoạn đường này nhưng rồi cũng chỉ chạy xe vào được một đoạn thì phải để xe tại một bãi đất trống và tiếp tục lội bộ vào thác.
< Cả nhóm chụp hình lưu niệm cùng bác Doa.
Khoảng 20 phút vượt rừng, thác nước đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Đó là một con suối chảy xuyên qua những tán cây và dây leo rậm rạp, vài dòng nước chảy róc rách một cách khiêm tốn, thế mà đã lôi cuốn chúng tôi một cách kỳ lạ khó cưỡng. Cả nhóm vui thích hòa mình vào những dòng nước mát lạnh, đưa đôi bàn tay trần lấm bụi đất tê rần múc đầy nước úp vào mặt, thêm một vốc nữa rồi lại thêm một vốc nữa dội lên đầu tóc làm xua tan hết tất cả mệt nhọc ra khỏi người, cảm giác của tôi thật lâng lâng khó tả.
< Cảnh vật quanh thác.
Chúng tôi nhanh chóng lấy lại sức, sau đó cùng bác Doa trò chuyện, chụp hình lưu niệm, và bác cho biết còn có vài thác xung quanh đây. Nhưng do thời gian không cho phép nên chúng tôi đành tiếc nuối cùng bác Doa quay trở ra và được bác mời vào thăm nhà, uống trà, ăn bánh và thưởng thức vài ngụm rượu cần chính tông miền núi.
Nam Cát Tiên thẳng tiến
Tạm biệt bác Doa, tạm biệt Đồng Nai Thượng cùng những người dân thân thiện, dễ thương, hiếu khách chúng tôi kết thúc hành trình khám phá Đồng Nai Thượng tiếp tục hành trình đến vườn quốc gia Nam Cát Tiên (phía nam vườn quốc gia Cát Tiên) để hội ngộ cùng Alex và Thảo.
< Một bãi đất trống mà tôi phát hiện được khi đi vào đường tắt để về nhà bé Hà.
Chúng tôi đi theo đường QL28 và theo chỉ dẫn GPS của chiếc điện thoại Nokia 5800 Express Music để tiến về Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Do đã quen với mặt đường khó khăn của Đồng Nai Thượng nên chúng tôi chạy khá nhanh về Nam Cát Tiên. Và chỉ gần 3 tiếng đi đường, chúng tôi đã tới Đèo Chuối thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng. Đến Tân Phú chúng tôi gặp sự cố với “con dế” hết pin và nhóm đã đi lố đến 7km.
Tôi và bé Hà hỏi đường về Đồi Vĩnh Biệt thuộc xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú. Nhờ vậy chúng tôi lại được trải nghiệm cung đường đất đỏ khác, một bên là những hàng cây to xõa bóng mát, một bên là những cách đồng lúa xanh ngát. Trời lúc này cũng đang lớt phớt mưa, từng hạt mưa nhỏ bay vào mặt tôi làm cho tôi cảm thấy tưoi tỉnh hẳn ra.
Đúng 2 giờ chiều chúng tôi về tới nhà Hà. Tôi và KuDua chỉ kịp chào hỏi hai bác và bỏ bớt một số đổ lỉnh kỉnh ra cho nhẹ balo tiếp tục vào rừng quốc gia Cát Tiên để làm hoa tiêu dẫn Alex và bé Thảo vượt rừng vào Bầu Sấu theo như kế hoạch ban đầu.
Hội ngộ Alex tại trung tâm thông tin chúng tôi bắt buộc phải hội ý. Vì Đồng Nai đang vào mùa mưa mà trời cũng đang mưa nên KuDua phân tích những khó khăn thực tế khi vượt rừng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như đường lầy lội trơn trượt khó đi, muỗi, vắt… Và kết thúc với quyết định hủy chuyến vượt rừng vào Bầu Sấu, trở về nhà Hà cắm trại.
Sau khi ăn uống no nê sau hai ngày chưa biết đến mùi hạt cơm là gì, Hà dẫn nhóm đi chọi điều, thu lượm các hạt điều trong các rẫy điều nằm hút sâu bên trong, giáp với rừng quốc gia Nam Cát Tiên.
Ở đây cả nhóm có vô số trò đùa tự phát vui cười bể bụng, và thực hiện nhũng đoạn video hài hước nhất mà khi xem không ai có thể nhịn cười được. Kết thúc một ngày tung hoành quậy phá vườn điều ở nhà Hà với màn đốt lửa trại nướng điều, nhâm nhi những món ăn nhẹ, kể chuyện, tán dốc sau đó cả nhóm chìm vào giấc ngủ để lấy lại sức cho cuộc đọ súng gây cấn sẽ diển ra vào hôm sau ở Madagui.
Sau chuyến đi khám phá Đồng Nai Thượng, hình ảnh ngôi trường học nhỏ bé, những ngôi nhà tranh vách nứa, những đứa bé lấm lem bụi đất cứ mãi ám ảnh chúng tôi. Cả đám ước gì lúc đó mình có thật nhiều quà bánh, tập vở để chia sẻ với các em. Nhìn các em chơi đùa với những chiếc xe cũ nát mà thật nao lòng. Nếu sau này có cơ hội trở lại với Đồng Nai Thượng chúng tôi hy vọng sẽ làm được điều gì đó tốt đẹp cho các em.
Du lịch, GO! - Theo Dulichbui.vn (fix)
Link to full article
Ve may bay gia re. Mua vé máy bay giá rẻ từ nhiều hãng hàng không bán vé máy bay giá rẻ thông dụng Việt Nam như JetStar Pacific, Air Asia, VietJet Air, Tiger ... Tại TanSonNhatAirPort.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Chuyến bay quá cảnh là chuyến bay mà hành khách phải đổi máy bay tại sân bay quá cảnh.Thông thường, ký hiệu chuyến bay thay đổi là dấu hiệu ...
-
Chào đón chương trình “ Vui hè 3D cùng Vietjet ”, hãng hàng không Vietjet đã tung ra 1 triệu vé máy bay với giá khuyến mại chỉ từ 0 đồng vào...
-
Đây là lần đầu bạn đi máy bay? Bạn cần biết thời gian làm check in và thời gian làm thủ tục tại sân bay là bao nhiêu? Thời gian nối chuyến? ...
-
Chương trình “CUỐI TUẦN SIÊU KHUYẾN MẠI” của Jetstar Pacific tuần này nhé. Rất nhiều vé máy bay giá chỉ từ 89.000 đồng thôi nha cả nhà! 😍 ...
-
Mùa hè này, Jetstar Pacific dành cho quý khách những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Qua đó, khi đặt vé theo gia đình hoặc...
-
Nhiều người thắc mắc là khi đặt vé máy bay trên mạng xong rồi thì ra đâu để lấy vé? Câu trả lời là bạn không cần đi đâu cả, vì các hãng hàng...
-
Từ hôm nay trở đi hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ chính thức ra mắt phiên bản Mobile tại website: www.vietnamairlines.com với các tiện í...
-
Kể từ ngày 01/05/2016 giấy tờ tuỳ thân của hành khách khi đi máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines có một số điểm sửa đổi, bổ sung m...
-
Trang web du lịch Goasean giới thiệu một số đặc sản Việt Nam và địa chỉ đáng tin cậy cho khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam để có t...
-
Jetstar Pacific bán vé máy bay cuối tuần chỉ 89 nghìn đồng/chặng. Hãng hàng không giá rẻ của Jetstar Pacific cho biết, hòa cùng không khí c...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét